Câu hỏi đặt ra là:
– Đâu là màu chuẩn in ấn trong sản xuất áo thun?
– Người làm thiết kế áo có cần hiểu về in ấn hay không?
Có rất nhiều vấn đề xảy ra với màu sắc dẫn đến các câu chuyện dở khóc dở cười, rồi gây ra tranh cãi bóc phốt lẫn trong nhau quá trình sản xuất hàng áo thun.
Ví dụ: in sai màu so với thiết kế, màu lên không tươi, sao màu này xỉn thế, em muốn in màu giống bên nhà kia in, thiết kế thì để chế độ gì? Tại sao 2 nhà in lại ra màu khác nhau? Tại sao lô trước in lô sau lại sai màu? Tại sao cùng lô lại bị lệch màu? Tại sao nhà in không in giống với thiết kế? Tại sao và tại sao v.v….
Hôm nay Tân Phương điểm các ví dụ và nguyên nhân để mọi người cùng thảo luận! Các ví dụ Tân Phương đưa ra mới chỉ là 1 góc nhỏ trong quá trình sản xuất hàng dẫn tới sai màu mà thôi.
1. Tông màu sai do xuất nhầm chế độ.
Thiết kế thì rất nhiều bạn thích nhìn màu sắc tươi, rực rỡ nên để nguyên màu màn hình là màu RGB. Thực tế, trong in ấn kỹ thuật số dùng hệ màu CMYK để in. Anh em cứ tưởng tượng màu RGB nó như miếng thịt bò tươi mới cắt, còn CMYK màu nó như miếng thịt bò nhúng đó. Ai cũng ăn thịt bò nên ví thế cho dễ tưởng tượng.
Vậy nên có nhiều ánh màu khách yêu cầu in đúng theo tông RGB là điều bất kham.
2. Sai màu do màu màn hình hiển thị mỗi đơn vị khác nhau.
Mỗi 1 màu màn hình máy tính, điện thoại của các hệ điều hành, hệ máy, cài đặt khác nhau sẽ dẫn tới 1 ánh màu khác nhau. Có thể máy tính bạn màu 1 kiểu nhưng sang máy khác lại thể hiện 1 kiểu. Tân Phương thì chỉ dùng màn hình của dell và điện thoại Iphone để xem màu hiển thị mà thôi.Vậy nên trước khi nói màu sai thì cũng nên kiểm tra xem máy tính/ điện thoại mình màu có chuẩn hay không.
Trước đó công ty chúng tôi cũng đã từng đền đơn hàng 800 áo vì lý do này. Khi nhìn vào điện thoại ABC và pha màu theo màu hiển thị. In ra rất chuẩn nhưng bị đền vì sai màu. ( ngày đó là đơn hàng in lụa, màu xanh lá chuyển hết thành màu xanh lá mạ) sale và quản lý công ty cãi gân cãi cổ với khách cả ngày, thâm chí là sang tận nơi để so sánh. Nhưng kết quả khách mở lên tất cả điện thoại hãng khác và máy tính thì màu lên là màu của họ. Sau vụ đó mới thấm!
3. Sai màu do kỹ thuật pha màu / cài đặt thông số máy.
Trong quá trình sản xuất áo thun lỗi này thì 100% là trách nhiệm nhà in rồi, khâu in đòi hỏi kỹ thuật màu tốt / máy in tốt / cài đặt phần mềm chuẩn / thông số cài đặt chuẩn thì mới ra được màu in ưng ý.
4 . Sai màu do in lẻ và chuẩn màu với đơn hàng lớn
Ví dụ này khá khách quan. Nghe rất vô lý nhưng thực tế lại đúng ở các công ty làm in ấn. Tại sao lại như thế?
Bạn gửi sang yêu cầu in 1 hình in / 1 áo khác hoàn toàn với việc in 1 hình / nhiều áo. Nếu in lẻ như thế có 2 trường hợp : in lẻ và in mẫu.
– Trường hợp 1 in lẻ: giá tiền in thấp, nhà in không thể ngồi so, căn lại từng màu cho bạn được, may mắn là hình in đó toàn màu dễ nên mới in chuẩn luôn được thôi. ( Ở máy in kts gồm cả in phun hay pet hay chuyển nhiệt v.v… các nhà in đều cài sẵn 1 thông số cố định in cho đạt > 80% các màu đều chuẩn rồi nên có đơn lẻ là cứ in thôi).
– Trường hợp 2 in mẫu : in mẫu tiền in cao hơn như Tân Phương lấy mẫu từ 0đ – 500k / 1 mẫu. Đã xác nhận đơn mẫu thì sẽ in test cho tới khi khách ưng thì thôi.
Đơn hàng lớn cũng thế dù khách ko yêu cầu mẫu thì nhà in vẫn phải in test ra cho đạt màu thì mới dám in .
Đó là lý do nhiều khi các bạn gửi đơn lẻ mà sẽ vẫn dính 1 vài màu bị lệch 1 chút là thế! Cái này mong khách hàng phải thông cảm. Vì để đạt màu chuẩn thì phải có khâu test màu.
5. Cùng file in nhưng 2 nhà in ra màu khác nhau
Nguyên nhân là từ kỹ thuật pha màu mỗi nhà sẽ có một góc nhìn khác nhau. Cùng là màu đen nhưng hai người sẽ nhìn ra màu đen khác nhau rồi. Hai máy in khác nhau với chế độ cài đặt khác nhau dẫn tới bản in sẽ bị lệch nhau. Kể cả cùng một dòng máy in cài phần mềm giống nhau còn khác nhau một phần huống chi hai đơn vị in.
6. Màu in muốn giống với mẫu in sai của 1 nhà in khác?
Cái này làm được nhưng cần có thời gian để test và cài đặt lại màu. Yêu cầu này hơi ngớ ngẩn nhưng thực tế các nhà in đang gặp rất nhiều. Một là bản in đó là từ nhà in khác giờ khách cần đổi nhà sản xuất, hay chính bản in đó là của nhà in ngày xưa giờ đơn hàng lặp lại thì máy in mình in ko ra màu đó. Hay lúc làm mẫu ra nhầm màu in để khách duyệt lúc in thực tế phải làm theo bản sai đó. Khá là buồn cười nhưng thực tế là có rất nhiều. Lúc này với in lụa thì cần pha lại màu in. Với in kỹ thuật số cần chỉnh lại máy in và chỉnh lại thiết kế .
7. Màu in sai do vật tư in
Thực tế cái này rất đúng. Màu in của mỗi hãng khác nhau sẽ có một ánh tông khác nhau, có ánh rực ánh trầm. Nên việc lựa chọn nguồn gốc vật tư rất quan trọng. Tân Phương thì dùng cả 2, tuỳ theo nhu cầu của khách sẽ lựa chọn vật tư cho phù hợp đe ra được màu khách ưng.
8. Thiết kế phục vụ in áo nên và cố gắng
Hiểu một chút về in ấn và màu sắc mỗi kiểu in thì việc sản xuất áo thun trở nên rất dễ dàng. Không cần các bạn phải hiểu quá sâu nhưng phải biết để đưa ra được bản in phù hợp.
Ví dụ: định dạng thiết kế cho mỗi loại in sẽ có phần khác nhau. In pet / chuyển nhiệt không nhất thiết cứ phải vector mà file ảnh tách nền nét là được.
In pet / decal ko thể in dạng hiệu ứng khói
Khi hiểu vấn đề người thiết kế sẽ nắm được nhu cầu là in định dạng đó thì sẽ đưa ra bản in phù hợp.Cả màu sắc mỗi kiểu in sẽ khác nhau, cả kích thước hình in cũng khá hạn chế ở mỗi kiểu in từ kỹ thuật / tài chính: in lụa hạn chế màu ở mức min nhất có thể, in decal / pet thì hạn chế kích thước ở mức phù hợp nhất. V.v.v…..
Khi nắm được rồi thì việc phối hợp giữa thiết kế áo thun và nhà in sẽ rất ăn ý và nhẹ nhàng.
Nếu thiết kế không hiểu về in mà chỉ cần thiết kế áo đẹp là được thì buộc nhà in phải tự điều chỉnh lại sao cho phù hợp. Ví dụ có những bạn thiết kế tới 25 màu in cho bản in lụa, mình phải tối ưu giảm xuống còn 8-12 màu in để khách vẫn cảm thấy ổn.
Tân Phương khi thuê thiết kế ở mỗi mẫu chúng tôi đều đưa ra yêu cầu rõ là thiết kế này in lụa / hay để in kts. Thiết kế họ sẽ cho mình một bản thiết kế phù hợp lúc này vừa tiết kiệm tài chính, vừa thuận tiện sản xuất.
9.. v.v….. Còn rất nhiều yếu tố gây tới sai màu in.
Làm nghề in rất khổ ! Nên rất mong lúc sai màu hay hiểu lầm cách hợp tác thì cả hai phía cùng nhìn nhận và rút kinh nghiệm, cùng hỗ trợ nhau để đưa ra phương án hợp tác thuận tiện nhất!
Tks anh em đã theo dõi và đọc hết bài viết!
Mình là Phương bên #tân_phương rất mong hợp tác và giao lưu cùng anh em!
Mọi thông tin cần tư vẫn hỗ trợ vui lòng liên hệ:
– Hotline: 0989112330 (Mss Liễu)
– Văn phòng giao dịch: 593, Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội